Giải đáp chính sách BHXH

L.H. 13/04/2019 08:00

Hỏi: Đối tượng bổ sung hưởng trợ cấp mất sức lao động dài hạn tại Điều 1 Quyết định số 812/TTg bao gồm người có đủ 20 năm công tác trở lên (không tính quy đổi) mà đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/09/1995, Điểm c Mục 3 của Quyết định số 176/HĐBT ngày 19/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

Vậy, đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động dài hạn trước ngày ban hành Quyết định số 812 được quy định như thế nào? Những người nghỉ việc và hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Nghị quyết 16 ngày 08/02/1982 của Hội đồng Bộ trưởng có thuộc đối tượng theo Quyết định 812 không?

Vụ Pháp chế BHXH Việt Nam trả lời:

Về chế độ cho đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động dài hạn trước thời điểm Quyết định số 812 theo Quyết định số 60/HĐBT ngày 01/03/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi chế độ trợ cấp đối với công nhân viên chức nghỉ việc vì mất sức lao động quy định những trường hợp nghỉ việc vì mất sức lao động theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 236-HĐBT ngày 18/09/1985 của Hội đồng Bộ trưởng được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng ½ thời gian công tác đã quy đổi.

Ngoài ra, còn quy định một số đối tượng đặc biệt sau khi hết thời hạn hưởng trợ cấp được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, cụ thể:

- Trường hợp theo Điều 14, Nghị định số 236-HĐBT: Công nhân viên chức Nhà nước, quốc phòng, công an vì ốm đau (không phải do bệnh nghề nghiệp), vì tai nạn (không phải do tai nạn lao động) mà mất sức lao động từ 61% trở lên hoặc vì già yếu hết tuổi lao động, có thời gian công tác đủ 15 năm trở lên (năm công tác tính theo hệ số) thì được hưởng trợ cấp hàng tháng; chưa có đủ 15 năm công tác thì được hưởng trợ cấp 01 lần.

- Những đối tượng đặc biệt sau đây, sau khi đã hết hạn trợ cấp theo quy định tại Điều 1, Quyết định 60/HĐBT được tiếp tục trợ cấp mất sức lao động hàng tháng: Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được xếp hạng thương tật; người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được xếp hạng thương tật, người bị mất sức lao động từ 81% trở lên; người khi về nghỉ việc đã hết tuổi lao động (nam đủ 60, nữ đủ 55 tuổi); người không nơi nương tựa và không có nguồn thu nhập…

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Giải đáp chính sách BHXH

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO