Đá qua, đẩy lại

Hồ Luân 11/04/2016 09:05

Mới đây nhất dư luận lại được một phen tá hỏa vì măng muối, dưa muối bị nhuộm vàng ô (sử dụng làm ve tường trong xây dựng – chất gây ung thư). Sự phong phú và đa dạng về nguồn cung  hàng tiêu dùng đang đi liền với mặt trái nhức nhối thực phẩm bẩn. 

Ảnh minh họa.

Lý do rau củ quả tồn dư quá cao thuốc bảo vệ thực vật. Thịt gia súc, gia cầm chứa nhiều chất tăng trọng, tạo nạc, bơm nước. Thịt lợn lại phù phép thành thịt bò cùng với sự tham gia của các siêu gia vị. Thủy sản như: tôm, cá, mực nhiễm nặng chất kháng sinh.

Câu chuyện bún, bánh canh, bánh phở… chứa hóa chất độc hại từng cảnh báo về tình trạng sử dụng hóa chất trong thực phẩm một cách tùy tiện. Sợ hãi hơn, sản phẩm giấm đóng chai được cơ sở kinh doanh chế biến bằng cách lấy a xít pha với nước lã rồi đóng gói, dán nhãn và phân phối…

Trước thông tin về những “chiêu” chế biến thực phẩm một cách tàn ác người tiêu bất an khi sức khỏe bị đe dọa nghiêm trọng.

Rõ ràng trong kinh doanh tất cả doanh nghiệp, cửa hàng buôn bán luôn tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất cho ra sản phẩm tối ưu nhất, tăng hệ số lợi nhuận. Tuy nhiên, cơ sở sản xuất hàng “đen” đầy rẫy, đòi hỏi doanh nghiệp ý thức tự giác để sản xuất ra những sản phẩm vệ sinh là rất khó.

Càng khó hơn khi ranh giới giữa doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp xấu rất mờ nhạt. Hậu quả, người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn và không nhận ra sản phẩm thật sự chất lượng. Trước “ma trận” thực phẩm chứa các chất độc hại, người tiêu dùng chỉ biết lắc đầu ngao ngán than thở khi không biết ăn gì do bất kỳ mặt hàng thực phẩn nào cũng chứa độc tố.

Không thể tự nhận biết thực phẩm ngon giữa một rừng “bẫy thực phẩm bẩn”, người tiêu dùng đành trông chờ vào cơ quan liên quan. Song các ngành đều cho rằng, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm khó thực hiện vì những nguyên nhân “truyền thống”: lực lượng kiểm tra yếu về chuyên môn, mỏng về số lượng.

Ngoài ra, việc quản lý an toàn thực phẩm còn chồng chéo chưa đạt hiệu quả như mong muốn do nhiều đơn vị cùng tham gia như: công thương, y tế, nông nghiệp. Chính vì một sản phẩm được nhiều đơn vị quản lý nên trách nhiệm thường bị đá qua, đẩy lại khi có sự việc bất cập xảy ra.

Bức xúc về vấn nạn thực phẩm bẩn hoành hành mà không có phương pháp ngăn chặn triệt để nhiều người tiêu dùng than phiền, nhiều Luật ra đời để bảo vệ người tiêu dùng nhưng trên thực tế người vi phạm vẫn chưa bị xử lý, quyền và sức khỏe người tiêu dùng tiếp tục bị xâm hại.

Để thực hiện tốt công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm các ngành nên xây dựng một hệ thống quản lý và giám sát thực phẩm mạng xuyên suốt. Cần thiết nên thành lập một hệ thống kiểm nghiệm nhanh đúng đáp ứng yêu cầu quản lý. Đặc biệt, pháp luật cũng phải nghiêm nghị trừng trị những cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh thực phẩm bẩn.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Đá qua, đẩy lại

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO