Xã hội

Hòa Bình: Hướng tới những con số trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025

H.S 20/11/2023 15:03

Nhằm thực hiện tốt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025, tỉnh Hòa Bình đã đưa ra mục tiêu với những con số cụ thể sau những dự báo.

‎Tiếp nối những kết quả quan trọng, ấn tượng đã đạt được trong 2021-2023, ‎trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương ‎trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình), tỉnh Hòa Bình vẫn đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi và bảo đảm an sinh xã hội.

a2.hb.jpg
Nước sinh hoạt là một trong những chính sách được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Năm 2024 được đánh giá là năm bứt phá để hoàn thành Kế hoạch năm giai đoạn 2021-2025, các mục tiêu, định hướng và giải pháp đề ra cần phải mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn, đảm bảo tính khả thi, đồng bộ, phù hợp với khả năng thực hiện của các ngành, các cấp, các địa phương, gắn với khả năng cân đối, huy động sử dụng và có hiệu quả nguồn lực tạo ra chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong phát triển kinh tế xã hội, nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra.
‎Với những khó khăn, thách thức nhằm thực hiện và thúc đẩy phát triển kinh ‎tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh. Trên cơ sở định hướng chỉ đạo ‎của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban ‎nhân dân tỉnh Hòa Bình tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp của Chính phủ về chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung tháo gỡ kho khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh. Ban Dân tộc tỉnh (cơ quan thường trực Chương trình ‎mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) ‎ đã chủ động tham mưu cho Tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về công ‎tác dân tộc, chính sách dân tộc; chủ động xây dựng kế hoạch, đề xuất phương án ‎thực hiện các nhiệm vụ được giao nhằm gó phần thúc đẩy phát triển kinh tế - ‎xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh; giải pháp cụ ‎thể, trong đó tập trung tham mưu ban hành các văn bản cụ thể hóa để tổ chức ‎triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh đã được Quốc hội ‎phê duyệt tại Nghị quyết số 88/2019/QH14, Nghị quyết số 120/2020/QH14, Quyết định số 1719/QĐ-TTg.

Tỉnh Hòa Bình có điều kiện tự nhiên khó khăn, điều kiện cơ sở hạ tầng, nhất ‎là giao thông liên vùng, liên huyện, liên xã chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, đồng ‎thời Hòa Bình là tỉnh nghèo, nhận trợ cấp cân đối của ngân sách Trung ương trên ‎60%, nguồn vốn Trung ương phân bổ cho tỉnh để thực hiện Chương trình chưa đáp ‎ứng nhu cầu thực tế của địa phương. Vì vậy, tỉnh rất khó khăn để phấn đấu trong giai đoạn 2023 - 2025 có thêm 25 xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn.

‎Dẫu vậy, tỉnh vẫn luôn hướng tới mục tiêu nhằm hai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong tỉnh, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả tỉnh; tiếp tục thực hiện mục tiêu phấn đấu có thêm 25 xã khu vực III thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn để trên địa bàn tỉnh còn 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn so với năm 2020.

‎Hàng loạt mục tiêu thực hiện Chương trình đến năm 2025 đã được tỉnh Hòa Bình đặt ra để hướng tới đạt được như: Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020; Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số bình quân mỗi năm giảm 2,5%-3%, trong đo các xã đặc biệt khó khăn bình quân mỗi năm giảm từ 4% - 4,5%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông xi măng; 90% thôn, xóm có đường giao thông từ xã đến thôn, xóm được cứng hóa; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% số xã có điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng phục vụ nhân dân; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh. Hòa Bình sẽ từng bước quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí hộ dân tộc thiểu số đang cư trú phân tán nhỏ lẻ tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở; xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, dột nát; Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 99,9%, học sinh trong độ tuổi tiểu học duy trì ổn định 100%, học trung học cơ sở 98,8%, người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt 95%; trên 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. Trên 95% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%. Khoảng 63% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; trên 80% thôn, xóm có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội ‎văn hóa, văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng. Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương, cơ quan.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hòa Bình: Hướng tới những con số trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO