Các giải pháp tăng cường tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 được tỉnh Hòa Bình thực hiện hiệu quả và đã đạt những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, thực tế thực hiện vẫn còn một số vấn đề được tỉnh kiến nghị đề xuất với chính phủ và các cơ quan liên quan để việc thực hiện được sát với điều kiện thực tế, thực tiễn địa phương.
Theo báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Hòa Bình về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình) đã đề cập đến nhiều nội dung, kết quả, giải pháp thực hiện với Đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện nguồn vốn đã giao năm 2023 cho các địa phương để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia sang năm 2024.
Kiến nghị đề xuất được đưa ra đối với Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành Trung ương nhằm khẩn trương hoàn thành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền những quy định, hướng dẫn còn chưa phù hợp, chưa rõ ràng, chưa đầy đủ; tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tăng tốc, tạo đột phá và chuyển biến căn bản trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia để bù lại thời gian chậm trễ, nhất là về cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng vốn thực hiện Chương trình. Cụ thể như:
Bộ LĐ –TBXH đối với vướng mắc về đối tượng thụ hưởng việc sửa chữa, bảo dưỡng và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề cho Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên cấp huyện; Bộ Nông nghiệp và PTNT liên quan đến hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và cơ chế thực hiện khoán bảo vệ rừng đặc dụng trên địa bàn xã Khu vực II và khu vực III; Ủy ban Dân tộc các khó khăn vướng mắc về Bộ tài liệu để đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ triển khai Chương trình các cấp và cộng đồng, sử dụng vốn cho hộ dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn vay vốn phát triển sản xuất thuộc nội dung tiểu dự án 1 Dự án 9.
Đối với nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình còn lại trong giai đoạn 2024-2025, đề nghị chỉ phân bổ tổng số kinh phí thực hiện Chương trình cho các địa phương và giao mục tiêu, nhiệm vụ. Trên cơ sở thực trạng, nhu cầu tỉnh được chủ động cân đối phân bổ chi tiết cho các dự án thành phần, nội dung để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
Đề nghị Uỷ ban Dân tộc kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh lại chỉ tiêu giao cho tỉnh đến năm 2025 có 28 xã và 50% số thôn, xóm thoát khỏi diện đặc biệt kho khăn do tỉnh Hòa Bình có điều kiện tự nhiên kho khăn, điều kiện cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông liên vùng, liên huyện, liên xã chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, đồng thời Hòa Bình là tỉnh nghèo, nhận trợ cấp cân đối của ngân sách Trung ương trên 60%, nguồn vốn Trung ương phân bổ cho tỉnh để thực hiện Chương trình chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương. Vì vậy tỉnh rất kho khăn để phấn đấu trong giai đoạn 2023-2025 có thêm 25 xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn.
Đề nghị Ủy ban Dân tộc sớm tham mưu ban hành tiêu chí đánh giá, xác định thôn, xóm thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn để tỉnh có cơ sở đánh giá. Đồng thời tham mưu cho Chính phủ về việc phân định vùng dân tộc và miền núi theo trình độ phát triển phù hợp với thực hiễn và các quy định hiện hành. Tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế tăng cường cung cấp các nguồn vốn ODA không hoàn lại để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặ biệt kho khăn trên địa bàn tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn 2021 -2030, tập trung vào lĩnh vực hạ tầng giao thông và cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh. Nghiên cứu báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét cho các xã khu vực III hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2021-2025 được tiếp tục thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội đối với vùng co điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt kho khăn đến hết năm 2025, nhằm động viên, khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số phát huy thành tích phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đối với Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh đề nghị chỉ đạo hằng năm bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương đối ứng để thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo quy định, đảm bảo nguồn lực hoàn thành các mục tiêu của Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn. Đồng thời bố trí nguồn ngân sách đối với dự án đặc thù thực hiện Dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông đối với xã Hang Kia và xã Pà Cò (huyện Mai Châu) đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Chỉ đạo việc thực hiện phân định vùng dân tộc và miền núi theo trình độ phát triển phù hợp với thực tiễn và các quy định hiện hành sau khi co các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương. Đồng thời rà soát, tổng hợp, sửa đổi, bổ sung danh sách thôn đặc biệt kho khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I giai đoạn 2021-2025.
Trên cơ sở rà soát nguồn vốn đầu tư trung hạn thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2025. Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo ban hành Nghị quyết điều chỉnh đối với nguồn vốn đầu tư công trung hạn thực hiện cho các dự án nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện tính chất dự án.
- Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét ban hành các Nghị quyết sửađổi, bổ sung thay thế các Nghị quyết đã ban hành để phù hợp với các quy định mới của Trung ương tại Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ; Quyết định số 18/2023/QĐ-TTg ngày 01/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ.