Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: Yêu cầu cấp bách

Lam Nhi 24/11/2017 08:35

Một trong những nhiệm vụ đặt ra hiện nay đối với nền giáo dục là công tác đào tạo, bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên để đáp ứng chương trình, sách giáo khoa mới. Theo bà Nguyễn Thúy Hồng - phó cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), đồng thời là giám đốc Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP), tới đây hơn 850.000 giáo viên và 70.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên toàn q

Tại hội thảo quốc tế “Phát triển năng lực các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục” do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức ở Hà Nội mới đây, nhiều ý kiến đồng tình cho rằng giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của đổi mới giáo dục. Trong đó, vai trò của các trường ĐH sư phạm phải đi đầu trong việc đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo - bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để đội ngũ này có đủ năng lực và phẩm chất thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông.

Mặc dù đến nay chương trình môn học mới chưa chốt phương án cuối cùng, cũng chưa có bộ sách giáo khoa minh họa nào mà mới chỉ ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nhưng đã xuất hiện nhiều môn học tích hợp mới như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội... Điều này đòi hỏi các trường phải nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp để hướng dẫn các giáo viên làm quen, chuẩn bị khi chính thức chương trình mới được ban hành. Đồng thời, các trường cần mở thêm mã ngành này trong thời gian tới để đào tạo những thế hệ sinh viên tiếp cận với tri thức, phương pháp mới một cách bài bản.

Để làm được điều này, không chỉ là câu chuyện riêng lẻ của từng trường sư phạm mà đòi hỏi cả hệ thống giáo dục nói chung phải vào cuộc, cùng thay đổi. Bộ GD&ĐT với vai trò “nhạc trưởng” ngay từ năm 2016 đã có kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới.

Tổng mức đầu tư cho chương trình từ nguồn vốn vay là 100 triệu USD. Có 8 cơ sở giáo dục ĐH được lựa chọn (gồm các trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội 2, ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, Sư phạm Huế, ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng, ĐH Vinh, ĐH Sư phạm TP.HCM, Học viện Quản lý giáo dục) thụ hưởng trực tiếp chương trình này.

Mục tiêu cụ thể trước mắt của chương trình là sẽ bồi dưỡng, phát triển năng lực theo phương thức trực tuyến kết hợp với bồi dưỡng trực tiếp truyền thống cho hơn 850.000 giáo viên và 70.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên toàn quốc.

Theo bà Nguyễn Thúy Hồng, hiện chương trình đang được các trường thành viên nỗ lực thực hiện bằng nguồn ngân sách của chính... trường mình còn nguồn tài chính Chính phủ Việt Nam vay Ngân hàng Thế giới vẫn chưa được giải ngân chính thức.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: Yêu cầu cấp bách

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO