Mới đây, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết quyết định số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết định 18) về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức máy tính của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả, hiệu quả của tổ chức Phiên họp thứ nhất.
Bảy năm đã qua, nhìn lại việc thực hiện Nghị quyết là hết sức cần thiết để “đổi” tiến trình tinh giản bộ máy của các cơ quan, đơn vị có kết quả thực sự hiệu quả.
1. Trên diễn đàn Quốc hội, Đại biểu (ĐB) Vũ Trọng Kim (đoàn Nam Định) khi nói về câu chuyện tình giản biên chế đã cho biết: “Có bộ trưởng nói với tôi rằng” nếu bộ tôi giảm 30-40 %biên chế tạo ra bất cứ điều gì". Nếu tôi thấy giảm biên chế có 2 tác vụ là giảm nhiễu sách, đồng thời tăng lương cho cán bộ cán, cán bộ chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn", ông Kim nhấn mạnh. Điều ĐB Kim nói nếu xét kỹ năng sẽ thấy khá rộng. Băn khoăn ở phòng vì sao sau 7 năm thực hiện Nghị quyết quyết định 18, các ngành, các cấp, các địa phương đều quyết định, rốt ráo tinh giản mà đến nay vẫn còn những ngành giảm đến 40% biên chế mà công việc ảnh có ảnh hưởng gì Nếu có kết quả thì câu hỏi về tính thực chất trong tinh đơn giản biên chế lâu nay chính là điều cần được đặt ra.
Thực ra không chỉ ĐBQH Vũ Trọng Kim, tại nhiều kỳ họp Quốc hội những năm gần đây, năm nào, câu chuyện tình đơn giản biên chế vẫn thường được nhắc đến. Còn nhớ trên diễn đàn Quốc hội, ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (đoàn Đồng Tháp) đã có lần tăng tốc nhận, chủ tài khoản đơn giản là đúng nhưng phải như kết quả thu lại đang giảm mà "chưa đảm bảo được tinh” “Chúng ta chưa tinh giản là những người cần đưa ra khỏi bộ máy, đó là bộ phận “sáng ăn ô đi, tối ăn ô về”, đại biểu Hoa nhấn mạnh. Mạc (đoàn Lạng Sơn) cho rằng, công tác Đây vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định như việc tinh giản biên chế chủ yếu là giảm cơ học, chưa thực sự gắn kết với công việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Vương ngũ công chức, viên chức.
2. Trong phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung lượng về tổng kết công việc thực hiện Nghị quyết số 18, các ý kiến thảo luận cũng chấp nhận định nghĩa, kể từ sau khi ban hành Nghị quyết dù đã đạt được những kết quả bước đầu; Nhưng việc thay đổi mới, sắp xếp bộ máy tổ chức chưa đồng bộ, tổng thể; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng tháp, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận còn trùng lặp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao…
Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Phiên họp cũng thống nhất xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai chủ trương của Bộ Chính trị về tổng kết Nghị quyết số 18 và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Trong một bài viết có tiêu đề 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả' cùng chủ đề tinh giản biên chế, sau khi đánh giá những mặt tích cực trong thực hiện Nghị quyết 18, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thẳng thắn nhận xét những hạn chế: “Nhận thức và hành động của một số cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm chưa cao, hành động chưa quyết liệt, việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể, chưa gắn tinh giản biên chế với cơ cấu lại... một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế xin-cho, dễ này sinh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...” Chính vì vậy, theo Tổng Bí thư, cho đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận chưa thật rõ ràng, còn trùng lặp, chồng chéo; phân định trách nhiệm, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hợp lý, có chỗ bao biện làm thay, có nơi bỏ sót hoặc không đầu tư thích đáng…
Những nhận xét của người đứng đầu Đảng cho thấy rõ nét thực trạng và hệ quả của công cuộc tinh giản biên chế lâu nay chúng ta vẫn hô hào và xem ra nó vẫn mới chạm tới bề nổi của câu chuyện này. Điều đó lý giải vì sao kể từ sau khi Nghị quyết 18 ra đời đến nay, không có năm nào trên diễn đàn Quốc hội các đại biểu của dân không nhắc đến câu chuyện tinh giản biên chế.
Vẫn biết, sắp xếp tinh gọn, tổ chức bộ máy là việc rất khó khăn, nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi con người trong cùng tổ chức, nhất là trong việc đề xuất giải thể, sáp nhập một số cơ quan, tổ chức. Nhưng không làm thì có lẽ không một ngân sách nào chịu nổi để trả lương cho bộ máy cồng kềnh như thế; hoặc có thể trả lương nhưng sẽ không có tiền để đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội.
3.Tại hội thảo khoa học cấp quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" PGS.TS. Lê Minh Thông, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khi bàn đến câu chuyện tinh giản biên chế đã cho rằng, Đảng cần khắc phục quyết liệt việc "song trùng bộ máy". Nhắc đến chủ trương nhất thể hóa, ông Thông cho rằng làm như vậy mới gọn, mạnh và liên thông với nhau, khắc phục những chồng chéo, mâu thuẫn… “Nhà nước phải tinh gọn chính mình, quyết liệt xây dựng bộ máy trên nguyên tắc đa ngành, đa lĩnh vực để thu gọn bộ máy. Chính phủ cần tinh gọn, Quốc hội cũng cần tinh gọn. Quốc hội cần thay đổi tư duy lập pháp, chỉ làm luật trong phạm vi thẩm quyền hiến định, tôn trọng quyền lập quy của Chính phủ.”, ông Thông nói và cho rằng, cách làm cần có hướng "từ trên xuống", chứ nếu để các cơ quan đề xuất lên thì "không ăn thua". "Đổi mới cách mạng phải làm từ trên làm xuống thì mới chuyển được".
Trở lại với câu chuyện tinh giản biên chế, tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 18, Tổng Bí thư Tô Lâm đã cho rằng, việc tinh giản biên chế là chuyện nhạy cảm nên quá trình thực hiện đòi hỏi sự đoàn kết quyết tâm cao, dũng cảm và cả sự hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi chung của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cùng với sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống chính trị. Vì thế, cần “phải làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, tăng cường công tác tuyên truyền trong toàn hệ thống chính trị của cả xã hội về chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ tinh gọn bộ máy trong tình hình mới, thực hiện đồng bộ việc tinh gọn, tổ chức bộ máy với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý.”
Bên cạnh đó, đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất vì việc tìm người trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được; không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đánh giá cán bộ, có cơ chế hữu hiệu để sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín và sử dụng đối với người có năng lực nổi trội.
Phương pháp, cách làm là "Tiếp tục làm rõ các giải pháp, bước đi lộ trình đảm bảo bộ máy hoạt động liên tục, thông suốt, không bỏ trống thời gian, địa bàn, lĩnh vực. Bộ máy mới đi vào hoạt động ngay các chính sách đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị tác động do cải cách về tổ chức.”, Tổng Bí thư lưu ý.
Như vậy là đã rõ, Đảng đã quyết tâm thực hiện cho được Nghị quyết 18. Quyết tâm này chắc chắn sẽ sớm lan tỏa tới bộ máy chính quyền các cấp và nếu thực hiện thành công sẽ góp phần tạo nền tảng để đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của dân tộc.