Xã hội

Bài 1: Đồng bào dân tộc thiểu số rất cần cơ chế có sự khác biệt

Hoài Vũ - Lê Khánh 24/11/2023 16:59

Quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719) đã góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; sắp xếp ổn định dân cư, thu hẹp dần khoảng cách mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước.

dong-bao-dan-toc_avata_1.jpg

Quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719) đã góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; sắp xếp ổn định dân cư, thu hẹp dần khoảng cách mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước.

W_dong-bao-dan-toc_001.jpg

Chương trình 1719 được Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020. Theo đó, chương trình có kinh phí tối thiểu làm tròn là 137.664 tỷ đồng.

Trong đó vốn đầu tư 50.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 54.323 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương là 10.016 tỷ đồng; vốn vay tín dụng chính sách 19.727 tỷ đồng; vốn huy động hợp pháp khác 2.967 tỷ đồng.

Điều đáng nói, chương trình bao gồm 10 dự án, 14 tiểu dự án thực hiện trên địa bàn 49 tỉnh. Thế nên Chương trình đã thực sự là cú hích, góp phần cải thiện đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, làm thay đổi bộ mặt của đời sống người dân nơi đây, và tạo được sự lan toả lớn.

dong-bao-dan-toc_box1.jpg

Theo đánh giá của Đoàn giám sát của Quốc hội cho thấy, quá trình triển khai thực hiện chương trình đã bám sát mục tiêu tổng quát của chương trình là giảm nghèo nhanh, bền vững; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; sắp xếp ổn định dân cư, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ; thu hẹp dần khoảng cách mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước.

dong-bao-dan-toc_013.jpg
Mường Ảnh (Điện Biên) nay cũng đổi thay nhờ Chương trình 1719. Ảnh: Bà con dân tộc chăm sóc cây cà phê.

Ở góc độ khác, trong quá trình thực hiện đã tích hợp trên 118 văn bản chính sách dân tộc ở giai đoạn trước; bởi thế bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún, dàn trải để tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết những vấn đề cấp thiết về kinh tế, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, tính đến tháng 6/2023, các văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện chương trình cơ bản đã hoàn thành với khối lượng khá lớn. Các bộ, ngành Trung ương đã ban hành khoảng 58 văn bản; ở mỗi địa phương ban hành từ 40-50 văn bản liên quan. Vốn ngân sách Trung ương đã phân bổ hết cho các địa phương, đảm bảo theo quy định hiện hành. Địa phương phân bổ ngân sách đảm bảo theo tiêu chí, định mức và hướng dẫn của Trung ương.

dong-bao-dan-toc_005.jpg
Người dân nuôi cá lồng bè trên lòng hồ thủy điện sông Tranh (huyện Bắc Trà My) - nguồn vốn từ Chương trình 1719.

Trong khi tình hình giải ngân năm 2023 tại nhiều bộ, ngành, địa phương hay các chương trình đang “bí” thì Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có tiến bộ, nhất là vốn đầu tư công.

Giải ngân vốn đầu tư công Trung ương đến tháng 6/2023 (bao gồm cả vốn 2022 kéo dài sang năm 2023) đạt 22%, ước đến tháng 9/2023 đạt 52%, nhiều địa phương giải ngân trên 60%.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của Chính phủ cũng cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 3,4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao. Chưa kể, nhiều chỉ tiêu về hạ tầng, kinh tế-xã hội khác cơ bản đều đạt so với mục tiêu của chương trình. Từ kết quả trên, theo đánh giá của Đoàn giám sát của Quốc hội thì “chương trình đến nay đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra”.

W_dong-bao-dan-toc_002.jpg

Tuy nhiên, trên thực tế thì cũng phải thẳng thắn nhìn nhận đời sống đồng bào dân tộc thiểu số một số nơi còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế-xã hội phát triển chậm. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao và khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng.

Vậy vấn đề làm sao để phát huy tính hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới của Chương trình 1719 là vấn đề đang được “đặt lên bàn cân”.

img_20231126_165810.jpg

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Nam (Đoàn Phú Thọ), giải ngân nguồn vốn này chậm là do vướng mắc về cơ chế, chính sách chậm được tháo gỡ, nhất là quy định về đối tượng thụ hưởng, nội dung hỗ trợ, quy trình thanh, quyết toán.

Từ đó, ông Nam đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét việc xác định đối tượng thụ hưởng đối với các tổ chức do Nhà nước thành lập nên căn cứ vào tiêu chí, chức năng nhiệm vụ là chủ yếu, còn khi xét theo tiêu chí tên gọi thì cần xem xét đến bối cảnh, trường hợp cụ thể như: sáp nhập, bổ sung chức năng, nhiệm vụ.

“Qua đó cho phép trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên tại các huyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sau sáp nhập thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách của chương trình để tạo thuận lợi cho các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao”, ông Nam nói.

nguyen_thanh_nam.jpg

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Huế (Đoàn Bắc Kạn) đề nghị, quan tâm bố trí cân đối nguồn vốn từ Chương trình để tiếp tục đầu tư thực hiện việc cấp điện cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi - mục tiêu là làm sao cho gần 2 triệu người dân được thụ hưởng những tiện ích do điện mang lại, giảm bớt thiệt thòi, góp phần nâng cao dân trí, an sinh xã hội, đem lại sự đổi mới, phát triển kinh tế khi có ánh sáng và nguồn điện đem tới.

dong-bao-dan-toc_012.jpg

Từ câu chuyện trong thời gian gần đây, có hiện tượng một số cán bộ công chức cấp xã ở miền núi xin nghỉ việc để đi xuất khẩu lao động hoặc tìm việc làm khác do thu nhập thấp, bà Huế đề xuất cần quan tâm, có chính sách về tiền lương, phụ cấp thỏa đáng để cải thiện thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, giúp đội ngũ này đảm bảo đời sống, yên tâm công tác, khích lệ sự nỗ lực để tiếp tục cống hiến cho sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi địa phương cùng với đó là tăng cường năng lực, chất lượng cho đội ngũ này để đáp ứng yêu cầu công việc được tốt hơn.

dong-bao-dan-toc_003.jpg

Bà Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay và với đặc thù khó khăn của vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì nguồn lực để thực hiện còn cách xa so với mục tiêu đặt ra. Do đó cần phải nhìn nhận lại câu chuyện về lồng ghép nguồn vốn cho phù hợp và toàn diện hơn. Cần phải quan niệm rằng, vốn của chương trình chỉ là nguồn lực mang tính chất dẫn dắt, có mục tiêu, tập trung vào những vấn đề có trọng tâm, trọng điểm, đang bức xúc cần thiết nhất đặt ra.

Song điều quan trọng theo bà Ry là thực hiện cơ chế phân cấp và trao quyền. Trong các Nghị quyết của Quốc hội khi phê duyệt đều nhấn mạnh rằng nên đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trong triển khai thực hiện. Tuy nhiên trong thực tiễn và kết quả giám sát cho thấy còn nhiều mặt chưa hợp lý và chưa thực chất.

Bà Ry dẫn chứng rằng, nhiều nội dung văn bản Trung ương phân cấp cho địa phương hướng dẫn nhưng các quy định hiện hành chưa đồng bộ, nội dung phân cấp chưa rõ, chưa có cơ sở để thực hiện, nhiều nơi phản ánh cứ việc gì khó thì đẩy xuống cấp dưới.

dong-bao-dan-toc_box2.jpg

“Ví dụ như: các vấn đề về lồng ghép vốn; về cơ chế đặc thù thực hiện đầu tư công trình nhỏ, đơn giản, có sự tham gia của cộng đồng; về ban hành biểu mẫu, về cơ chế quản lý, về phân phối thu nhập hoặc là lợi ích từ kết quả hỗ trợ của chương trình phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết”, bà Ry phân tích và chỉ rõ những nội dung này thuộc về cơ chế. Về hành lang pháp lý lẽ ra Trung ương ban hành nhưng lại giao cho địa phương, làm địa phương lúng túng và rất khó trong việc tổ chức triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, Trung ương lại ban hành việc giao vốn chi tiết đến từng tiểu dự án, từng lĩnh vực trong lĩnh vực chi sự nghiệp, không trao quyền cho địa phương được quyết định về nội dung chuyển nguồn vốn giữa các dự án, chương trình, dẫn đến dự án thừa vốn, thiếu vốn.

dong-bao-dan-toc_007.jpg
Sự tươi vui hiện trên gương mặt các học trò vùng cao Quảng Nam. Năm nay, nhờ nguồn vốn Chương trình 1719 nhiều em đã có trường học được sửa chữa, xây mới khang trang hơn.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Minh Trang (Đoàn Vĩnh Long) cũng cho rằng, để hiện thực hóa các giải pháp, các cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thì Chính phủ cần tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phân công, phân cấp toàn diện hơn, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tổ chức, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện gắn với thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm tra, giám sát, thanh tra để kịp thời phát hiện những bất cập nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện. Từ đó có biện pháp hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn.

Cùng chung quan điểm, bà Đỗ Thị Lan, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Xã hội của Quốc hội nêu quan điểm, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định cơ chế thí điểm phân cấp thẩm quyền cho cấp huyện để chủ động quyết định danh mục dự án, cơ cấu nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn các huyện đủ điều kiện. Đồng thời, để tháo gỡ những vướng mắc về hỗ trợ phát triển sản xuất giao thẩm quyền cho UBND quyết định một số các nội dung liên quan đến việc thực hiện các cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bài 1: Đồng bào dân tộc thiểu số rất cần cơ chế có sự khác biệt